thi công vách panel nhà xưởng

Tư Vấn Thi Công Vách Panel Nhà Xưởng: Báo Giá, Mẫu Thiết Kế

5/5 – (1 bình chọn)

Thi công vách panel cho nhà xưởng là giải pháp nhanh chóng, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đáng kể. Tấm panel cũng có nhiều ưu điểm như cách nhiệt, chống ồn, chống cháy nên rất phù hợp làm vách ngăn nhà xưởng. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để cập nhật báo giá thi công và các mẫu thiết kế vách panel nhà xưởng đẹp nhất nhé!

Báo giá thi công vách panel nhà xưởng mới nhất 2024

Tương tự như các bước thi công tấm panel thông thường, chi phí thi công vách panel nhà xưởng có thể dao động khoảng từ 150,000đ đến 500,000đ/m2. Tùy từng loại panel hoặc vị trí thi công mà chi phí này sẽ có sự điều chỉnh phù hợp, bạn có thể tham khảo bảng báo giá dưới đây:

Loại vách panel nhà xưởng Độ dày (mm) Đơn giá (VNĐ/m2)
Panel vách trong nhà xưởng EPS 50 315,000đ – 345,000đ
100 335,000đ – 365,000đ
150 355,000đ – 375,000đ
Panel vách ngoài nhà xưởng EPS 50 338,000đ – 354,000đ
100 360,000đ – 376,000đ
150 373,000đ – 398,000đ
Tấm panel PU vách trong nhà xưởng 50 345,000đ – 375,000đ
100 390,000đ – 420,000đ
150 435,000đ – 465,000đ
Tấm panel PU vách ngoài nhà xưởng 50 369,000đ – 385,000đ
100 414,000đ – 430,000đ
150 459,000đ – 475,000đ

Lưu ý:

  • Báo giá trên chỉ bao gồm giá tấm panel và chi phí thi công, ngoài ra các chi phí phụ kiện, khung xương sẽ được tính riêng.
  • Báo giá thi công vách panel nhà xưởng chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi tùy vào đơn vị thi công, từng khu vực hoặc các yếu tố khác.
thi cong vách panel
Báo giá thi công vách panel nhà xưởng thay đổi tùy vào đơn vị thi công

Hướng dẫn thi công vách panel nhà xưởng chi tiết

Cách thi công tấm panel không khó, tuy nhiên nó đòi hỏi sự chính xác rất cao. Do đó, các bạn có thể tham khảo hướng dẫn thi công vách panel nhà xưởng chi tiết trong phần dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ

Bước chuẩn bị sẽ bao gồm vật liệu và các dụng cụ, phụ kiện cần sử dụng trong quá trình thi công. Bạn sẽ cần chuẩn bị tấm panel với số lượng, kích thước và màu sắc phù hợp với nhà xưởng. Bên cạnh đó, hãy chuẩn bị các dụng cụ và phụ kiện như khung thép, thanh nẹp, máy cắt, máy khoan, ốc vít,…

tấm panel nhà xưởng
Chuẩn bị vật liệu đầy đủ theo kích thước và độ dày phù hợp

Bước 2: Lắp khung xương cho vách nhà xưởng

Khung nhà xưởng cần đảm bảo yếu tố chắc chắn, độ bền cao, do đó cần chọn loại khung phù hợp. Có thể lựa chọn khung thép hoặc khung sắt hoặc khung gỗ,… tuy nhiên nên ưu tiên loại có độ bền cao. Khi lắp khung nên tuân thủ theo thiết kế để đảm bảo thẩm mỹ và công năng cho nhà xưởng.

tấm panel
Lắp đặt phần khung xương bằng thép cho nhà xưởng

Bước 3: Lắp đặt tấm panel

Sau khi đã lắp đặt khung xương, hãy lắp các tấm panel theo thứ tự từ dưới lên trên và từ trong ra ngoài. Chú ý kích thước các tấm panel phải phù hợp với phần khung. Có thể dùng máy cắt để cắt tấm panel sao cho vừa vặn nhất, tăng độ chính xác cho phần vách. Sử dụng các phụ kiện như thanh nẹp để cố định các tấm panel với nhau.

panel nhà xưởng
Lắp đặt tấm panel theo đúng thứ tự để đảm bảo thẩm mỹ

Bước 4: Hoàn thiện công trình

Khi đã lắp đặt các tấm panel thành vách nhà xưởng, hãy sử dụng keo silicon bắn vào mối nối giữa các tấm panel để chống thấm và tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Ngoài ra, nếu sử dụng các sản phẩm tấm panel bê tông nhẹ thì bạn có thể sơn phủ bề mặt để tăng tính thẩm mỹ.

Bước 5: Kiểm tra và nghiệm thu

Bước kiểm tra và nghiệm thu không phức tạp, tuy nhiên bạn cần thực hiện kỹ lưỡng để đảm bảo chất lượng cho công trình. Khi kiểm tra, nếu phát hiện có lỗi, hãy thực hiện xử lý ngay để công trình đạt yêu cầu.

thi công vách panel
Kiểm tra và nghiệm thu để phát hiện lỗi và khắc phục

Yếu tố ảnh hưởng tới giá thi công vách panel nhà xưởng

Như đã nói ở trên, giá thi công vách panel nhà xưởng có thể thay đổi tùy theo nhiều yếu tố. Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng tới giá thi công vách panel nhà xưởng phổ biến nhất, bạn có thể tham khảo để tối ưu chi phí hiệu quả nhất:

  • Loại vật liệu lõi: Các loại vật liệu lõi sẽ có tính năng và ưu điểm khác nhau, do đó giá thành cũng khác nhau. Thường thì các vật liệu chống cháy, cách nhiệt, cách âm càng tốt thì giá thành càng cao. Ví dụ, thi công vách ngăn panel nhà xưởng có lõi PU giá thành sẽ cao hơn vật liệu EPS bởi khả năng cách nhiệt, chống nóng của PU tốt hơn.
  • Độ dày và kích thước tấm panel: Kích thước tấm panel càng lớn chi phí vật liệu sẽ càng cao. Ngoài ra, độ khó khi thi công vách panel nhà xưởng có kích thước lớn cũng cao hơn, vì vậy chi phí cũng có thể tăng lên.
  • Diện tích thi công: Khi diện tích nhà xưởng lớn, giá thi công tăng do cần nhiều vật liệu và nhiều nhân công hơn.
  • Địa điểm thi công: Địa điểm thi công sẽ ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển vật liệu hoặc gây khó khăn cho quá trình thi công. Chẳng hạn, khu vực thi công vách panel nhà xưởng tại khu vực có địa hình, khí hậu không thuận lợi sẽ khó hơn, vì vậy chi phí thi công cũng sẽ tăng.
  • Chất lượng dịch vụ: Chất lượng dịch vụ cao có thể đáp ứng nhiều tiêu chuẩn và yêu cầu từ khách hàng. Tuy nhiên, điều này cũng sẽ khiến chi phí thi công vách panel nhà xưởng cao hơn. Chất lượng dịch vụ thường bao gồm các yếu tố như tư vấn, thiết kế, báo giá, bảo hành, hỗ trợ kỹ thuật,…
thi công vách panel nhà xưởng
Khi diện tích nhà xưởng lớn khiến chi phí vật liệu và chi phí thi công cao hơn

Ưu, nhược điểm khi thi công vách nhà xưởng bằng panel

Thi công vách panel nhà xưởng là một giải pháp xây dựng hiện đại và tiết kiệm. Dưới đây là một số ưu điểm khi sử dụng loại vật liệu này:

  • Tiết kiệm chi phí: So với các loại vật liệu truyền thống, thi công tấm panel đơn giản, tốn ít nhân công và thời gian hơn. Do đó, bạn có thể tiết kiệm chi phí thi công lên đến 30 – 50%.
  • Tiết kiệm thời gian: Các tấm panel có kích thước lớn, vì vậy quá trình lắp đặt sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn.
  • Khả năng cách nhiệt, chống cháy: Nhà xưởng là khu vực làm việc của nhiều công nhân, lao động, do đó cần duy trì nhiệt độ thích hợp. Đây cũng là khu vực dễ cháy nên cần sử dụng vật liệu an toàn, có khả năng chống cháy, cách nhiệt và chống ồn như panel.
  • Khả năng chịu lực, chống rung tốt: Với độ bền và khả năng chịu lực tốt, khi thi công vách panel nhà xưởng sẽ tăng cường độ an toàn, giúp chống lại các tác động của thời tiết và môi trường bên ngoài.
  • Phù hợp với thẩm mỹ: Hiện nay các loại panel cách nhiệt, chống cháy được sản xuất với mẫu mã đa dạng, đáp ứng được yêu cầu thẩm mỹ cao. Tùy thuộc vào yêu cầu, phong cách của nhà xưởng mà bạn có thể lựa chọn loại phù hợp nhất, nhằm tăng tính thẩm mĩ cho công trình.
vách panel
Thi công nhà xưởng bằng tấm panel tiết kiệm thời gian và nhân công

Ngoài những ưu điểm nổi bật ở trên thì việc thi công vách panel nhà xưởng cũng có một số nhược điểm như:

  • Yêu cầu về độ chính xác cao: Việc lắp đặt các tấm panel với kích thước và độ dày cố định đòi hỏi sự chính xác và chặt chẽ. Do đó, quá trình này cần thực hiện bởi những đội ngũ thi công có kinh nghiệm và có đầy đủ trang thiết bị.
  • Cần bảo trì thường xuyên trong quá trình sử dụng: Trong quá trình sử dụng, các tấm panel có thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, độ ẩm hoặc mối mọt, rỉ sét,… Vì vậy, bạn cần có kế hoạch bảo trì định kỳ để để tăng tuổi thọ cho vách panel nhà xưởng.

Top 5 loại vách ngăn panel cho nhà xưởng phổ biến nhất

Hiện nay có nhiều loại vách ngăn panel cho nhà xưởng, mỗi loại có những đặc tính và ưu nhược điểm riêng. Dưới đây là một số loại panel được sử dụng làm vách nhà xưởng phổ biến nhất:

1. Tấm panel nhà xưởng PU

Tiêu chí Thông số kỹ thuật
Độ dày tôn 0.3 – 0.5mm
Độ dày panel 50mm, 75mm, 100mm, 125mm, 150mm, 200mm
Khổ rộng hữu dụng 1.06m, 1.12m
Chiều dài Cắt theo yêu cầu
Tỷ trọng 40 ÷ 44 kg/m3
Hệ số truyền nhiệt 0,018 ÷ 0,022 Kcal/m/oC
Khả năng chịu nhiệt -60ºC ÷ + 80ºC (+120ºC)
Bề mặt tấm Phẳng hoặc cán gân

Thi công vách panel nhà xưởng bằng tấm panel PU là lựa chọn phổ biến nhất bởi đây là loại vật liệu có nhiều ưu điểm. Cụ thể, lớp lõi PU giúp vách ngăn nhẹ và có khả năng cách nhiệt, cách âm, chống cháy tốt hơn. Đặc biệt, khả năng chịu lực của panel PU cũng tốt hơn panel EPS. Tuy nhiên, giá thi công vách panel PU tương đối cao, do đó sẽ không tối ưu về chi phí.

panel nhà xưởng
Sử dụng vách panel PU làm vách nhà xưởng đảm bảo hiệu quả cách nhiệt tốt

2. Vách panel nhà xưởng EPS

Tiêu chí Thông số kỹ thuật
Độ dày tôn 0,35 – 0,6mm
Độ dày panel 40mm; 50mm; 75mm; 100mm; 125mm; 150mm; 175mm; 200mm
Khổ rộng hữu dụng 1000mm
Chiều dài Dưới 15000mm hoặc cắt theo yêu cầu
Tỷ trọng 8 – 40kg/m3
Hệ số truyền nhiệt 0.035 Kcal/m/oC
Khả năng chịu nhiệt -10ºC – 150ºC
Bề mặt tấm Phẳng hoặc gân

Vách nhà xưởng bằng tấm panel EPS có ưu điểm là giá thành tương đối rẻ, đáp ứng khá tốt các yêu cầu về chống cháy, cách nhiệt và cách âm. Tuy nhiên, xét về độ bền và khả năng chịu lực của sản phẩm này sẽ chỉ ở mức trung bình, vẫn có khả năng bị ẩm mốc hoặc biến dạng.

tấm panel nhà xưởng
Vách panel EPS giá thành tương đối rẻ

3. Vách panel nhà xưởng PIR

Tiêu chí Thông số kỹ thuật
Độ dày tôn 0.45 – 0.6mm
Độ dày panel 40mm; 50mm; 75mm; 100mm; 125mm; 150mm; 175mm; 200mm
Khổ rộng hữu dụng 1120mm
Chiều dài 1500 – 18000mm hoặc cắt theo yêu cầu
Tỷ trọng 45 – 48kg/m3
Hệ số truyền nhiệt 0,018 ÷ 0,022 Kcal/m/oC
Khả năng chịu nhiệt -50ºC – 300ºC
Bề mặt tấm Dạng gân sóng hoặc phẳng

Thi công vách panel nhà xưởng sử dụng tấm panel PIR cũng là một lựa chọn khá phổ biến bởi lớp lõi PIR cũng có những tính năng như cách âm, cách nhiệt, chống cháy và chịu lực tốt. Tuy nhiên, mức giá của vật liệu này cũng khá cao, vì vậy bạn có thể cân nhắc để phù hợp với ngân sách đầu tư.

tấm panel pir
Vách panel PIR có chất lượng cao, chống cháy tốt

4. Tấm panel nhà xưởng Rockwool

Tiêu chí Thông số kỹ thuật
Độ dày tôn 0.4 – 0.65mm
Độ dày panel 50mm; 75mm; 100mm
Khổ rộng hữu dụng 1120mm
Chiều dài 1500 – 18000mm hoặc cắt theo yêu cầu
Tỷ trọng 80 – 120kg/m3
Hệ số truyền nhiệt 0.038 – 0.044 Kcal/m/oC
Khả năng chịu nhiệt -10ºC – 650ºC
Bề mặt tấm Dạng phẳng hoặc gân

Tấm panel Rockwool có lớp lõi bông khoáng nên trọng lượng cũng sẽ cao hơn các loại panel khác. Khi thi công vách panel nhà xưởng loại Rockwool sẽ có độ bền và độ chắc chắn cao. Giá thành của các tấm panel Rockwool cũng không quá cao, vì vậy thích hợp đầu tư cho các nhà xưởng có quy mô lớn.

tấm vách panel
Tấm panel Rockwool có lớp lõi bông khoáng nên trọng lượng khá lớn

5. Vách panel nhà xưởng XPS

Tiêu chí Thông số kỹ thuật
Độ dày tôn 0,35 – 0,5mm
Độ dày panel 25mm, 50mm, 100mm
Khổ rộng hữu dụng 1000mm, 1160mm
Chiều dài Cắt theo yêu cầu của khách hàng
Tỷ trọng 36 – 38 kg/m3
Hệ số truyền nhiệt 0,03 KCal/m.h.oC
Khả năng chịu nhiệt -50ºC – 70ºC
Bề mặt tấm Tôn phẳng hoặc sóng mờ

Loại panel tiếp theo mà bạn cũng có thể cân nhắc khi thi công nhà xưởng đó là panel XPS. Đây là loại vật liệu có trọng lượng nhẹ, hiệu quả chịu lực, cách nhiệt và chống cháy cũng tương đối tốt. Độ bền và khả năng chịu lực của sản phẩm này không được đánh giá cao như panel PU hay Rockwool, tuy nhiên vẫn được nhiều người lựa chọn bởi giá thành rẻ.

tấm panel vách
Vách panel nhà xưởng XPS có trọng lượng nhẹ, giá rẻ

Lưu ý khi thi công vách ngăn nhà xưởng bằng tấm panel

Nhà xưởng là nơi làm việc của nhiều người, do đó khi thi công vách panel nhà xưởng cần đảm bảo yếu tố an toàn và đáp ứng các tính năng cần thiết. Vì vậy quá trình thi công bạn cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Chọn vật liệu thi công chất lượng và phù hợp: Nên chọn tấm panel có độ dày và kích thước phù hợp với yêu cầu nhà xưởng, đảm bảo hiệu quả cách nhiệt, cách âm và chống cháy tốt nhất. Ngoài ra, bạn cũng nên lựa chọn loại khung xương phù hợp, đảm bảo sự chắc chắn cho công trình.
  • Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và thiết bị thi công: Nên chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ chuyên dụng như máy cắt, máy khoan, thước đo, vít,… để quá trình thi công diễn ra thuận lợi nhất.
  • Lắp tấm panel đúng quy trình: Thi công vách panel nhà xưởng bạn cần tuân thủ quy trình kỹ thuật để đảm bảo thẩm mỹ và sự chắc chắn. Nên lắp ghép các tấm panel với độ chính xác cao, sử dụng phụ kiện để gia cố thích hợp.
  • Luôn kiểm tra và nghiệm thu công trình: Bước này vô cùng quan trọng, đảm bảo công trình thi công được hoàn thiện chính xác, không xảy ra các lỗi không mong muốn. Trường hợp có lỗi xảy ra, bạn có thể khắc phục, xử lý ngay để đảm bảo an toàn và chất lượng lâu dài.
  • Đảm bảo an toàn trong quá trình thi công: Khi thi công vách panel nhà xưởng, hãy tuân thủ các quy trình an toàn, tránh xảy ra các sự cố.
tấm panel nhà xưởng
Chọn tấm panel phù hợp khi thi công vách nhà xưởng để đảm bảo hiệu quả tốt nhất

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp hướng dẫn thi công vách panel nhà xưởng và các thông tin về báo giá thi công. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn biết cách thi công nhà xưởng bằng tấm panel an toàn và hiệu quả. Nếu cần lựa chọn một đơn vị thiết kế và thi công uy tín, bạn có thể liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn ngay nhé!


Comments

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *