Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách thi công tấm polycarbonate rỗng ruột theo các bước chi tiết nhất. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được cung cấp các thông tin để chuẩn bị các phụ kiện đầy đủ nhất. Cùng theo dõi ngay để biết cách tự thi công lắp đặt nhé!
Báo giá thi công tấm polycarbonate rỗng ruột
Dưới đây là bảng báo giá chi phí thi công tấm nhựa poly rỗng ruột Việt Nam, bạn có thể tham khảo thêm:
Độ dày (mm) | Khung sắt hộp (m) | Đơn giá |
2 | 20×40 và 20×20 | 695,000đ |
3 | 20×40 và 20×20 | 845,000đ |
30×60 và 30×30 | 845,000đ | |
4 | 20×40 và 20×20 | 945,000đ |
30×60 và 30×30 | 945,000đ | |
4.5 | 20×40 và 20×20 | 985,000đ |
5 | 20×40 và 20×20 | 1,080,000đ |
6 | 20×40 và 20×20 | 1,310,000đ |
8 | 20×40 và 20×20 | 1,450,000đ |
Lưu ý:
- Chi phí thi công tấm polycarbonate rỗng ruột ở trên đã bao gồm giá tấm nhựa và vật liệu.
- Bảng giá thi công tấm lợp lấy sáng chỉ mang tính chất tham khảo dành cho các loại tấm nhựa có giá trung bình, với các tấm nhựa rỗng giá cao hơn chi phí này cũng sẽ cao hơn.
- Chi phí thi công cũng tùy thuộc vào đơn vị thi công, khu vực thi công, do đó nó hoàn toàn có thể thay đổi. Tuy nhiên, nếu bạn lựa chọn dịch vụ thi công trọn gói sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đáng kể.
Hướng dẫn thi công tấm polycarbonate rỗng ruột
Nếu bạn muốn tự thi công tấm polycarbonate rỗng ruột một cách an toàn, hiệu quả, hãy tuân thủ theo đúng các hướng dẫn dưới đây:
Bước 1: Cắt tấm lợp theo kích thước phù hợp
Khi thi công tấm poly rỗng, bạn cần xác định được kích thước, hình dạng vị trí cần thi công, từ đó đưa ra được thiết kế phù hợp. Khi đã định hình được công trình thi công, hãy cắt tấm poly theo kích thước hợp lý, vừa với khung mái.
Có thể sử dụng máy cắt chuyên dụng hoặc dụng cụ cắt bằng tay trong quá trình thi công tấm polycarbonate rỗng ruột. Khi cắt nên để tấm nhựa trên bề mặt phẳng ổn định, cố định chắc chắn. Ngoài ra, bạn có thể đánh dấu trên tấm poly trước khi cắt để đảm bảo sự chính xác.
Bước 2: Bắt vít chống gỉ, chống nhiệt
Khi bắt vít cho mái lợp cần lưu ý đến độ co giãn khi nhiệt độ thay đổi. Khoan các lỗ bắt vít trên tấm poly rỗng rộng hơn đường kính vít ít nhất 2mm để trừ hao. Chỉ nên bắt vít với số lượng vừa đủ, đảm bảo sự chắc chắn và tính thẩm mĩ.
Bước 3: Dán keo chống bụi, chống thấm
Nếu thi công tấm polycarbonate rỗng ruột, bạn nên dán hai đầu tấm nhựa bằng băng keo để ngăn sự xâm nhập của bụi bẩn, hơi nước và nấm mốc. Điều này giúp tấm nhựa đảm bảo độ trong, không bị hư hại trong thời gian sử dụng.
Bước 4: Lắp thanh nẹp phù hợp
Thường thì sau khi lắp đặt tấm nhựa, bạn nên lắp thanh nẹp chữ U vào đầu tấm poly rỗng và cố định bằng keo. Đây cũng là cách bảo vệ tấm nhựa poly rỗng được sử dụng phổ biến nhất.
Giữa các tấm polycarbonate rỗng ruột cần sử dụng các thanh nẹp chữ H để cố định chắc chắn. Ngoài ra, tại vị trí các thanh nẹp này cũng cần sử dụng keo dán để cố định và chống thấm.
Bước 5: Cố định thanh nẹp vào xà gồ
Sau khi đã lắp đặt các tấm nhựa, bước tiếp theo trong quá trình thi công tấm polycarbonate rỗng ruột đó là cố định lại thanh nẹp vào các xà gồ. Khi cố định, hãy lưu ý về chiều của tấm nhựa. Cần để mặt có lớp chống tia UV ở bên trên, đảm bảo tấm nhựa phát huy đúng công dụng.
Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý đến chiều tấm poly rỗng khi định hình. Nếu là mái thẳng, hãy lắp theo chiều gân tấm nhựa, nếu là vách ngăn thì lắp theo hướng thẳng đứng. Nếu là mái vòm hoặc cong, hãy uốn tấm nhựa sao co toàn bộ gân được uốn cong rồi bắt vít cố định vào xà gồ.
Bước 6: Lau chùi, vệ sinh tấm poly để hoàn thiện
Sau khi lắp đặt, bắt vít đầy đủ, hãy kiểm tra lại một lần nữa để đảm bảo công trình đã chắc chắn và an toàn. Tiếp theo, hãy bóc lớp màng phim trên tấm nhựa và vệ sinh sạch sẽ bằng nước hoặc nước tẩy rửa nhẹ nhàng.
Những phụ kiện cần chuẩn bị khi lắp tấm poly rỗng
Để chuẩn bị thi công tấm polycarbonate rỗng ruột bạn sẽ cần có đầy đủ các phụ kiện dưới đây:
- Nẹp chữ H và chữ U: Dùng để cố định các tấm nhựa poly rỗng, giúp gắn kết, tạo sự chắc chắn cho công trình.
- Dụng cụ cắt tấm nhựa: Bạn có thể sử dụng máy cắt chuyên dụng hoặc máy cắt cầm tay, thậm chí dao sắc đều có thể cắt được.
- Keo dính chuyên dụng: Thường là những loại keo trung tính để không ảnh hưởng đến chất lượng của tấm nhựa.
- Băng keo bịt đầu: Giúp bảo vệ các tấm nhựa rỗng không bị bụi bẩn, hơi nước, nấm mốc xâm nhập, tránh hư hại và ảnh hưởng đến khả năng lấy sáng.
- Các thanh thép không gỉ làm khung và xà gồ: Nếu tự thi công tấm polycarbonate rỗng ruột bạn bắt buộc phải tự chuẩn bị khung và xà gồ. Các phụ kiện này cần chọn loại chất lượng, chắc chắn, chống gỉ để đảm bảo độ bền.
Có thể thấy, để tự thực hiện cách lợp tấm polycarbonate rỗng ruột bạn phải chuẩn bị rất nhiều dụng cụ và phụ kiện. Các phụ kiện này phải đảm bảo sự chính xác thì công trình thi công mới đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, kỹ thuật thi công tấm nhựa lấy sáng rỗng ruột cũng khá phức tạp, bạn phải có sự thận trọng khi thi công.
Do đó, thay vì tự chuẩn bị và thi công lắp tấm nhựa poly rỗng ruột, bạn nên lựa chọn đơn vị thi công chuyên nghiệp để được hỗ trợ. Hiện nay các đơn vị cung cấp tấm nhựa poly rỗng thường kèm theo dịch vụ thi công lắp đặt trọn gói. Khi đó bạn sẽ không cần lo lắng phải chuẩn bị vật liệu hay phụ kiện nữa.
Một số lưu ý khi lắp đặt tấm poly rỗng ruột
Trước khi bắt tay vào thi công tấm polycarbonate rỗng ruột bạn nên đọc kỹ các lưu ý dưới đây:
- Nên sử dụng dụng cụ cắt tấm poly chuyên dụng để đảm bảo sự chính xác, giúp các mối nối chặt chẽ và đảm bảo tính an toàn, thẩm mỹ.
- Chiều của các tấm nhựa poly rỗng ruột rất quan trọng, bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn ở trên để không làm hỏng các tấm nhựa.
- Các vị trí bắt vít trên tấm poly phải rộng hơn vít khoảng 2 – 3mm để tấm nhựa có thể co dãn khi có sự chênh lệch nhiệt độ.
- Không xé tấm phim bảo vệ khi chưa lắp đặt để tránh tình trạng trầy xước, hư hại đến bề mặt tấm nhựa rỗng.
Trong bài viết này chúng tôi đã chia sẻ các bước thi công tấm polycarbonate rỗng ruột một cách chi tiết nhất. Nếu bạn đang có ý định thi công, hãy tham khảo thông tin trước khi bắt đầu nhé. Ngoài ra, nếu còn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi ngay!
Để lại một bình luận