Không chỉ có độ bền cao, các mẫu mái vòm poly còn được nhiều người lựa chọn bởi tính thẩm mỹ cao, dễ dàng thi công và vận chuyển. Cùng tham khảo những mẫu mái vòm lấy sáng poly có thiết kế hiện đại, bắt mắt nhất được tổng hợp ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Báo giá thi công mái vòm polycarbonate
Thi công mái vòm poly thường có chi phí dao động trong khoảng 490,000đ – 1,945,000đ. Tuy nhiên, mức giá này sẽ thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố ảnh hưởng, do đó bạn có thể tham khảo thêm trong bảng dưới đây:
Thương hiệu | Độ dày | Đơn giá (VNĐ/m2) |
Tấm poly Grade A đặc | 1,5mm | 490,000đ |
2,5mm | 565,000đ | |
3,5mm | 650,000đ | |
5,0mm | 760,000đ | |
>Tấm poly Polytech đặc | 4,0mm | 770,000đ |
6mm | 1,20,000đ | |
8mm | 1,645,000đ | |
10mm | 1,945,000đ | |
Tấm nhựa sóng Grade A | 0,9mm | 445,000đ |
Tấm poly Polytech rỗng | 8mm | 545,000đ |
Ghi chú:
- Mức giá trong bảng là chi phí thi công mái vòm poly, thực tế các đơn giá thi công có thể tăng lên do cộng chi phí phụ kiện đi kèm, phương pháp thi công,…
- Tấm poly sẽ được chia thành các khổ đa dạng như: 1,22m + 1,56m + 1,82m và 2,1m và dài 30m hoặc 2,1m x 5,8m.
- Chi phí này tùy thuộc vào từng đơn vị thi công và thời điểm thi công, hãy liên hệ trực tiếp để được tư vấn cụ thể.
Top 8 mẫu mái vòm poly hiện đại, ấn tượng nhất hiện nay
Tham khảo ngay các mẫu mái vòm polycarbonate thiết kế hiện đại, đẹp mắt nhất hiện nay, cùng lưu ngay nhé!
Mái vòm poly che bể bơi
Mẫu mái vòm che bể bơi bằng vật liệu polycarbonate là lựa chọn hoàn hảo nhất. Thông thường các tấm poly được sử dụng cho công trình bể bơi đều có khả năng lấy ánh sáng tự nhiên tốt, cách nhiệt hiệu quả. Tốt nhất nên sử dụng tấm lợp nhựa xanh dương để tạo cảm giác mát mẻ, thư giãn.
Mái vòm lấy sáng polycarbonate che mái hiên
Mẫu mái vòm che hiên khá phổ biến và được ứng dụng cho các công trình nhà dân hoặc các tòa nhà. Các thiết kế mái vòm poly cho mái hiên khá đa dạng, giúp che mưa và hạn chế ánh nắng hắt vào phần hiên nhà.
Mái vòm che sân thượng
Không gian sân thượng thường được các gia đình tận dụng làm không gian giải trí, nghỉ ngơi. Nếu muốn không gian sân thượng có đầy đủ ánh sáng tự nhiên, thông thoáng bạn có thể chọn tấm poly trong suốt. Ngược lại, nếu muốn che nắng tốt hơn bạn nên chọn các mẫu có màu tối hơn.
Mái vòm poly che nhà xe
Với những nhà xe ngoài trời, hiện nay có rất nhiều mẫu thiết kế mái che polycarbonate hiện đại, có tính thẩm mỹ cao. Thường thì các mẫu mái che này sẽ sử dụng tấm poly màu tối như xanh dương hoặc tấm poly màu trà để hạn chế ánh nắng.
Mái vòm che giếng trời polycarbonate
Mái vòm poly cũng là một thiết kế khá phổ biến cho giếng trời, giúp lấy ánh sáng tự nhiên, đem đến không gian sáng sủa cho ngôi nhà. Hiện nay các mẫu mái giếng trời đẹp đều ưu tiên sử dụng tấm poly trong suốt để tăng tính thẩm mỹ cho công trình.
Mái vòm nhựa poly che nhà kính
Mái vòm nhà kính khá phổ biến trong lĩnh vực nông nghiệp, dùng để trồng cây, cá loại rau củ nên yêu cầu cao về ánh sáng và khả năng bảo vệ. Nếu bạn muốn lắp đặt mái vòm poly cho nhà kính, hãy lựa chọn những sản phẩm có khả năng chống tia cực tím, an toàn cho cây trồng.
Mái vòm poly che hành lang
Tại các công trình công cộng, các tòa nhà thường sử dụng tấm lợp lấy sáng để làm mái che. Các thiết kế mái vòm lấy sáng poly có tinh thẩm mỹ cao nên được rất nhiều người ưa chuộng.
Mái vòm che nhà ga, nhà chờ
Mẫu mái vòm poly sử dụng tại các công trình công cộng khá phổ biến bởi độ bền cao, chịu được mọi điều kiện thời tiết. Các công trình này được thiết kế không quá cầu kỳ nhưng vẫn đem đến công dụng hữu ích.
Cấu tạo mái vòm poly lấy sáng đẹp
Các thiết kế mái vòm lấy sáng từ chất liệu polycarbonate đều có cấu tạo từ 2 bộ phận chính gồm:
Phần khung mái
Phần khung mái tạo bệ đỡ chắc chắn cho tổng thể phần mái, đảm bảo sự an toàn và tính thẩm mỹ cho công trình. Hiện nay phần mái này được làm từ các chất liệu như thép hộp mạ kẽm, khung thép kết cấu, inox hoặc lõi thép.
Phần tấm lợp polycarbonate
Các mẫu mái vòm có thể sử dụng tấm polycarbonate đặc ruột, poly dạng rỗng hoặc poly dạng sóng để. Mỗi loại tấm lợp poly sẽ có những ưu điểm riêng. Tuy nhiên, nếu muốn công trình có độ bền cao, bạn nên lựa chọn tấm poly dạng đặc hoặc dạng rỗng để tăng khả năng chịu lực. Các loại mái vòm poly dạng sóng khá mỏng, do đó tuổi thọ sẽ kém hơn, chịu lực kém hơn.
Những ưu điểm khi lựa chọn mái vòm poly
Tấm lợp mái vòm poly được nhiều người lựa chọn bởi đây là loại vật liệu sở hữu nhiều ưu điểm:
Tính ứng dụng cao
Máy vòm lấy sáng poly có thể sử dụng cho nhiều công trình như mái che sân thể dục, hồ hơi, nhà để xe ngoài trời, sân thượng, hành lang, công trình công cộng,… Với tính ứng dụng cao, tấm lợp poly lấy sáng ngày càng được nhiều người lựa chọn sử dụng.
Độ bền cao, phù hợp với điều kiện thời tiết khắc nghiệt
Đặc thù của chất liệu poly là độ bền cao gấp nhiều lần so với các vật liệu truyền thống khác. Dưới các điều kiện khắc nghiệt như nắng hoặc mưa mái vòm poly đều ít bị ảnh hưởng, vì vậy có thể sử dụng trong thời gian dài.
Tính thẩm mỹ cao
Ngày nay các sản phẩm tấm lợp polycarbonate đều được sản xuất với nhiều màu sắc hiện đại, do đó giúp người dùng có nhiều lựa chọn phù hợp với công trình. Ngoài ra, chất lượng tấm poly tốt, đảm bảo độ trong hoàn hảo, tạo nên tính thẩm mỹ tốt nhất.
Khả năng chống tia UV tốt
Hiện nay các mẫu tấm lợp mái lấy sáng đều ưu tiên sử dụng loại có khả năng chống tia UV, tia cực tím tốt. Mái vòm poly là một lựa chọn chất lượng, đáp ứng được các yêu cầu chống nóng, bảo vệ con người khỏi ánh sáng độc hại.
Dễ thi công, vận chuyển
So với các vật liệu như kính hoặc tôn, polycarbonate có trọng lượng nhẹ hơn, dễ uốn cong, có thể co dãn nên rất dễ thi công và vận chuyển. Ngoài ra, vật liệu này cũng khá dễ dàng vệ sinh, lau chùi trong quá trình sử dụng.
Lưu ý khi chọn và lắp đặt tấm poly làm mái vòm
Để đảm bảo chất lượng lượng công trình và độ bền cao, khi chọn tấm lợp lấy sáng poly làm mái vòm cần lưu ý:
- Chọn loại tấm lợp poly với tính năng phù hợp: Tấm polycarbonate đặc ruột có khả năng chịu lực tốt, tuy nhiên khó uốn cong trong quá trình thi công. Tấm poly rỗng ruột chống nóng, chống ồn tốt, dễ thi công và nhẹ hơn.
- Lựa chọn màu sắc mái vòm poly: Nếu muốn lấy nhiều ánh sáng tự nhiên bạn nên chọn loại mái vòm poly có độ trong, sáng màu. Ngược lại, nếu muốn hạn chế ánh sáng, hãy chọn màu sắc tối hơn như xám, trà, bạc,…
- Chọn độ dày tấm lợp poly phù hợp: Độ dày và kích thước tấm poly rất đa dạng, có thể từ 2 – 10mm. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng bạn có thể chọn độ dày phù hợp, đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ tốt nhất.
- Nên lựa chọn thợ thi công có chuyên môn: Tay nghề thợ lắp đặt tốt sẽ đảm bảo chất lượng cho công trình. Tốt nhất nên chọn đơn vị thi công trọn gói, có uy tín để đảm bảo quy trình lắp đặt không xảy ra vấn đề.
- Tính toán khả năng thoát nước: Khi lắp mái poly dạng vòm nên tính toán độ dốc để thoát nước tốt, thuận tiện thay thế hoặc vệ sinh.
Trên đây là tổng hợp những mẫu mái vòm poly hiện đại, ấn tượng cùng những thông tin liên quan. Với những chia sẻ ở trên, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những ý tưởng cho công trình của mình. Liên hệ ngay cho chúng tôi nếu có bất kỳ thắc mắc nào nhé!
Để lại một bình luận